5 bí kíp đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Bí kíp 1: Nắm rõ thông tin kỳ thi Lịch thi tốt nghiệp THPT 2020: Thời gian công bố kết quả thi: Ngày 27-8-2020 Xem kết quả thi ở đâu? Có 2 cách tra cứu kết quả chính thức: + Xem trực tuyến tại Cổng thông tin về Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT: https://bom.to/mbdYwq […]

Bí kíp 1: Nắm rõ thông tin kỳ thi

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2020:

Thời gian công bố kết quả thi: Ngày 27-8-2020

Xem kết quả thi ở đâu?

Có 2 cách tra cứu kết quả chính thức:

+ Xem trực tuyến tại Cổng thông tin về Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT: https://bom.to/mbdYwq

+ Xem trực tiếp tại trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Làm sao để biết mình đậu tốt nghiệp?

Đầu tiên, bạn cần biết điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức sau đây:

Hãy tự tính điểm của mình và bạn sẽ đậu tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

– Bạn không bị kỷ luật huỷ kết quả thi (do đó đừng bao giờ vi phạm quy chế khi thi nha)

– Tất cả các bài thi và môn thi thành phần đều đạt trên 1.0 điểm (Đây là điểm liệt)

– Có điểm xét tốt nghiệp (theo cách tính bên trên) đạt từ 5.0 trở lên.

Bí kip 2: Chuẩn bị kỹ trước khi thi

– Hệ thống kiến thức theo từng môn và phân chia thời gian ôn tập từng môn trong ngày.

– Giải đề để tìm ra những lỗi sai mả bản thân thường mắc phải.

– Dành một ít thời gian để thư giãn; không ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày.

– Khi nhận giấy báo dự thi:

+ Kiểm tra TẤT CẢ những thông tin có trong giấy báo.

+ Nếu có thông tin bị sai phải báo NGAY với trường THPT đang học để kịp thời chỉnh sửa.

+ Trường hợp phát hiện sai sót muộn thì phải báo vào ngày 8-8 khi làm thủ tục thi.

– Ăn uống nhẹ nhàng, không ăn những thứ lạ dễ gây đau bụng

– Chuẩn bị dụng cụ khi đi thi:

+ Phiếu dự thi

+ Chứng minh nhân dân / Thẻ căn cước

+ Bút bi: Cùng loại cùng màu mực xanh hoặc đen (2-3 cây)

+ Bút chì loại 2B: Chuẩn bị 3 cây, không chuốt quá nhọn.

+ Gôm

+ Máy tính: Kiểm tra pin máy tính trước, nếu hết pin có thể thay ở các tiệm sửa đồng hồ.

+ Đồng hồ: nên mang theo đồng hồ để canh giờ.

+ Một chai nước nhỏ đã bóc nhãn.

+ Tất cả giấy tờ, bút viết, máy tính… cho hết vào 1 túi đựng tài liệu (Clear bag).

Bí kíp 3: Vào phòng thi, nắm rõ chiến thuật làm bài

– Kiểm tra đề: Mã đề, số trang, chất lượng in…

– Điền + Tô đúng thông tin trong phiếu trả lời trắc nghiệm.

– Đọc đề và suy nghĩ theo hướng đơn giản nhất.

– Dễ trước khó sau: Cố gắng hoàn thành 35 – 40 câu đầu.

– Tô đáp án ngay khi có kết quả, không để đến cuối giờ mới bắt đầu tô.

– Không để trống bài, dùng 10 phút cuối để “đánh lụi” những câu chưa làm.

– Không để nhàu phiếu trả lời & Không vẽ nội dung không liên quan lên bài thi và giấy nháp (Điều này sẽ vi phạm quy chế thi).

Bí kíp 4: Cân nhắc đăng ký xét tuyển học bạ

Hiện tại, một số trường đại học đang nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ dựa trên điểm trung bình lớp 10 – 11 – 12. 

Nếu bạn muốn “nắm chắc” suất vào đại học, hoặc đã chọn được trường đại học ưng ý, hãy cân nhắc lựa chọn này để giảm bớt áp lực dồn vào cho kỳ thi tốt nghiệp.

Bí kíp 5: Thay đổi nguyện vọng ngay khi thấy không phù hợp

– Không hoang mang, lo lắng trước các đáp án KHÔNG phải do Bộ GD-ĐT công bố.

– Không thất vọng, chán nản nếu bản thân làm bài chưa tốt.

– Đây là khoảng thời gian bạn cần xem xét lại:

+ Ngành học mà mình đã đăng ký: Ngành đó có thật sự phù hợp với bản thân? Tỉ lệ chọi của ngành năm nay dự đoán như thế nào?

+ Trường đại học mà mình đã đăng ký: Chỉ tiêu của trường năm nay như thế nào? Liệu trường đại học này sẽ thật sự phù hợp với bản thân mình chứ?

Có một ứng dụng trắc nghiệm về ngành nghề phù hợp tương đối chính xác. Bạn có thể làm bài trắc nghiệm này một lần nữa trước khi đưa ra quyết định: https://bom.to/ADubPS

Sau khi cân nhắc và xác định kỹ, nếu cảm thấy ngành học & trường học đã đăng ký không phù hợp với năng lực & mong muốn của bản thân, hãy thay đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *